Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Làng cổ Đường Lâm thoát khỏi nắng nóng nhờ kiến trúc cổ

Làng Cổ Đường Lâm cổ kính mà thoáng mát
Làng cổ Đường Lâm thoát khỏi nắng nóng nhờ kiến trúc cổ 02

Làng cổ Đường Lâm nằm cách thủ đô Hà Nội chừng 47km về phía Tây, cách trung tâm hành chính tx Sơn Tây 5 km. Làng cổ Đường Lâm là sự quy tụ của 5 thôn trong tổng số 9 thôn của xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây là: thôn Mông Phụ, Cam Thịnh, Đông Sàng, Đoài Giáp và Cam Lâm với diện tích tự nhiên của Làng cổ khoảng 800,25 ha, dân số hơn 8000 người.

Làng cổ Đường Lâm thoát khỏi nắng nóng nhờ kiến trúc cổ 03

Người ta vốn đồn nhau về mảnh đất linh thiêng này, nơi sinh ra hai vị vua - hai vị anh hùng dân tộc là Bố Cái Đại vương Phùng Hưng (?-789) và Ngô Quyền (898-944). Phùng Hưng là người có công lao lớn to trong sự nghiệp chống lại ách đô hộ của nhà Đường thế kỷ thứ VIII. Ngô Quyền đã chỉ huy đánh tan giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng, kết thúc trọn vẹn cuộc đấu tranh giải phóng, giành độc lập tự chủ cho đất nước vào năm 938, mở đầu cho kỷ nguyên phong kiến độc lập tự chủ trong lịch sử Việt Nam. Cả hai vị được lập đền thờ và phong thánh. Chính nhờ sự che chở của hai vị thánh mà Sơn Tây nói chung và Đường Lâm nói riêng luôn có được cuộc sống bình yên, luôn tránh được những thiên tai, hạn hán.

Làng cổ Đường Lâm thoát khỏi nắng nóng nhờ kiến trúc cổ 04

Có lẽ đợt nóng kỉ lục vừa rồi cũng không khiến cho con người vùng đất nơi đây cảm thấy sợ hãi bởi họ tin rằng, thần linh luôn bên họ, che chở và có niềm tin vào cuộc sống.

Tuy nhiên, nhìn nhận về mặt tâm linh là phiến diện, không toàn diện mà cần xem xét về kiến trúc ngôi làng. Đây chính là mấu chốt giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Làng cổ Đường Lâm thoát khỏi nắng nóng nhờ kiến trúc cổ 05

Ngay từ xa, bạn có thể nhận ra ngôi làng cổ với chiếc cổng làng đã đi vào lịch sử, bạn nhận ra dễ dàng bởi nó xuất hiện với tư cách đại diện cho làng quê Việt Nam trên nhiều mặt báo, trên tranh ảnh, hội họa và cả thi ca. Cánh cổng làng đã nhuốm màu thời gian được che chở dưới bóng cây đa khổng lồ đã 300 năm tuổi. Cây đa, giếng nước, sân đình - đại diện cho văn hóa sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Việt đều hội tụ ở nơi đây.

Làng cổ Đường Lâm thoát khỏi nắng nóng nhờ kiến trúc cổ 06

để tìm hiểu kĩ hơn chúng ta sẽ khám phá những điểm đặc biệt của ngôi làng cổ này.

Ấn tượng đầu tiên để lại chính là cổng nhà được thiết kế mái vòm, qua cổng là một khoảng sân nhỏ, không đi thẳng vào nhà, đây là một yếu tố phong thủy mà các cụ xưa thường áp dụng khi xây nhà. Mái cổng là sự phối hợp hai yếu tố mịn màng và khỏe khoắn, mềm mại về đường nét và khỏe khoắn nhờ vật liệu đá ong.

Làng cổ Đường Lâm thoát khỏi nắng nóng nhờ kiến trúc cổ 07

Đối với nhà của quan lại thường có vòng cửa mặt hồ phù, phía trên đắp hình long, ly, quy, phượng hay lưỡng long chầu nguyệt đặt mỗi lúc có khách sẽ dùng đặt đập lên cửa, thay cho chiếc chuông thời ngày nay.

Đi vào bên trong, dù bạn không phải là những người sống ở thế kỉ trước thì cũng có thể cảm nhận cuộc sống bình dị của những con người cũ ấy với những ngôi nhà cấp 4 được thiết kế kiến trúc 5 hàng chân, với mô hình 5 gian hay 7 gian 2 dĩ; hệ thống ngách, cửa bức bàn hoặc cánh phố. Trần nhà thường gác cái thước “lỗ ban” nơi câu đầu, xà nóc có khắc niên đại; các bức thùng, vòm cửa là nơi được khắc nhiều hoa văn trang trí tỉ mỉ. Gian giữa, chiếm nhiều diện tích, là nơi bố trí ban thờ tổ tiên.

Làng cổ Đường Lâm thoát khỏi nắng nóng nhờ kiến trúc cổ 08

Hầu hết các ngôi nhà trong làng đều có loại nội tự - ngoại khách, sân nhà thấp hơn mặt đường, vào những ngày mưa, nước từ ngoài dồn vào trong sân (tụ thủy sinh tài) rồi mới chảy thoát ra đường cống. Đây có lẽ là quan niệm xưa. Cách thiết kế này bây giờ ít được áp dụng, nhưng đối với vùng đất có thế cao như Sơn Tây thì việc ngập lụt khó có thể xảy ra.

Làng cổ Đường Lâm thoát khỏi nắng nóng nhờ kiến trúc cổ 09

Những ngôi nhà cổ tại Đường Lâm được xây cất bằng các loại vật liệu truyền thống của xứ Đoài như: đá ong (cấu tạo lên các bức tường, bảo đảm cho nhà mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông), tre, gỗ xoan, nứa, gạch đất nung, đất nện, trấu, bùn, mùn cưa, vôi, cát, sỉ, rơm rạ. Nhà nào có kinh tế khá giả thì dùng chất liệu gỗ tứ thiết (đinh – lim – sến – táu). Nhà thấp, bao bọc xung quanh nhà là rất nhiều cây cối giúp điều hòa không khí, ngôi nhà luôn mát mẻ.

Làng cổ Đường Lâm thoát khỏi nắng nóng nhờ kiến trúc cổ 10

Điều đặc biệt bạn sẽ nhận thấy ở ngôi nhà cổ này như thế đường làng được lát bằng gạch. Tục lệ xưa của nhiều làng quê Việt Nam như thế là cặp vợ chồng muốn lấy nhau sẽ phải nộp cho làng gạch đặt làm đường, con đường cứ thế kéo lâu mãi, giữ gìn đến tận ngày nay. Gạch cũng là một chất liệu chống nóng tốt. Các ngôi làng tại Việt Nam không phải ở đâu cũng giữ được điều này.

Làng cổ Đường Lâm thoát khỏi nắng nóng nhờ kiến trúc cổ 11

Ngồi nhâm nhi ly trà, ăn chiếc kẹo lạc quê hương, nhìn cuộc sống bình dị của con người nơi đây cũng khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm, an yên trong tâm hồn.

Làng cổ Đường Lâm thoát khỏi nắng nóng nhờ kiến trúc cổ 12

Có lẽ chỉ cần chỉ ra vài dẫn chứng nhỏ như thế đã đủ làm bạn thuyết phục, và dành cho mình một chuyến đi tới làng cổ Đường Lâm trong dịp cuối tuần. Rất giàu trải nghiêm thú vị đang chờ đón bạn.

Làng cổ Đường Lâm thoát khỏi nắng nóng nhờ kiến trúc cổ 13

Làng cổ Đường Lâm thoát khỏi nắng nóng nhờ kiến trúc cổ 14

Làng cổ Đường Lâm thoát khỏi nắng nóng nhờ kiến trúc cổ 15

Nếu bạn có nhu cầu thiết kế ngôi nhà mang dáng dấp của ngôi nhà cổ thì đừng băn khoăn nhé, Thiết kế nội thất kiến trúc Inhome sẽ giúp bạn có những ngôi nhà thật ấn tượng, độc đáo và đặc biệt là chống nóng vô với hiệu quả trong những ngày hè nóng bức này!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét